Trang Thời Sự



Từ thành phố Qidong
Nhìn về Việt Nam


Tác giả: Kiều Trọng Tấn
Thể loại: Thời Sự

LTS:  35 năm qua, CSVN đã làm được gì cho đất nước!? Và mãi cho đến hôm nay, đời sống của dân chúng vẫn còn nghèo! Giai cấp nông dân, ngày nào làm tiên phong trong công cuộc đánh Mỹ cứu nước, nay cũng vẫn chật vật chạy ăn từng bửa toát mồ hôi..Rồi giang sơn gấm vóc mà tổ tiên chúng ta dày công dựng nước và giữ nước, nay một phần đất thân yêu đã bị Trung Quốc chiếm giữ như: Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc, Tục Lãm.v..v....! Bài viết sau đây nêu lên những nguyên do, những bằng chứng cho thấy bọn người lãnh đạo CSVN vì tham quyền cố vị mà đành lòng bán nước cho bọn Tàu cộng. Mời độc giả xem bài bình luận của tác giả Kiều Trọng Tấn

 

       Trong những ngày vừa qua, Sài Gòn và Hà Nội dậy lên những cuộc biểu tình của người dân yêu nước, chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!
       Nhưng nhìn kỹ lại, khí thế của những cuộc biểu tình đó chưa đủ sức mạnh để “thức tỉnh” bọn cầm quyền CSVN đã bán nước cho Tàu Cộng. Trước khi chứng minh ưu khuyết điểm của những cuộc biểu tình ở VN, tôi xin nêu lên chi tiết của cuộc biểu tình  hôm 28/07/2012 tại thành phố Khải Đông (Qidong) thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử độc tài Đảng trị của Trung Quốc, sức mạnh của biển người tràn ngập trụ sở cơ quan hành chính, lật xe công an, quăng hồ sơ giấy tờ ra sân, lột áo bí thư thành ủy... Và sau đó, lực lượng đông đảo của hơn 10 ngàn công an, cảnh sát,  đành phải xuôi tay trước khí thế gần 100 ngàn người dân tràn ngập đường phố.

1./ Nguyên do đưa đến biểu tình ở thành phố Qidong:
        Phong trào Nimby, làviết tắt của nhóm từ:Not In My Back Yard, tạm dịch: Không ở cạnh tôi.  Gần đây, phong trào  được biết đến với những hoạt động của người dân, nhằm phản đối các dự án được xem là có hại cho môi trường hoặc ảnh hưởng đến đời sống dân cư xung quanh. Đó thường là các dự án xây dựng những công trình lớn, nhà máy hóa chất, bãi xử lý rác thải, ăng-ten truyền tín hiệu điện thoại di động, nhà tù, căn cứ quân sự… hoặc các quy hoạch đường sắt, phi cảng lớn.
     Con số người tham gia biểu tình khó có thể xác định được : Từ vài ngàn người lúc ban đầu, rồi tăng lên 20 ngàn, 50 ngàn và cao điểm nhất là hơn 100 ngàn người. Nhưng xác định rõ ràng là một rừng người, và lực lượng an ninh chắc chắn trở thành thiểu số, bất lực. Các hình ảnh trên mạng cho thấy bí thư thành ủy Tôn Kiến Hoa (Sun Jianhua) đã bị người biểu tình lột mất áo. Họ lôi ông ra đường, định mặc cho ông này một chiếc áo thun đã chuẩn bị sẵn cho chiến dịch, nhưng sau đó ông bí thư đã được công an giải cứu.
     Mặc cho sự hiện diện đông đảo của công an, những người biểu tình đã tràn ngập trụ sở ủy ban thành phố. Họ lật ngửa năm chiếc xe công vụ, quẳng giấy tờ, hồ sơ ra sân, trưng bày các "chiếc lợi phẩm" là những chai rượu đắt tiền, những cây thuốc lá…mà các cán bộ thường ăn hối lộ của dân. Thậm chí trong ngăn kéo bàn làm việc của các vị "đầy tớ nhân dân" này, người ta còn tìm thấy cả…bao cao su !
     Truyền hình địa phương đã loan đi thông báo của Phó thị trưởng Trương Kiến Tân  (Zhang Jianxin), nhằm xoa dịu hiện tình phẩn nộ của dân chúng địa phương, ông nhấn mạnh là dự án đã bị ngưng để xem xét lại tác động đối với môi trường, và sẽ không được thực hiện nếu người dân không tán thành. Thông điệp này cũng được chạy trên bảng điện tử lớn nằm ở khu trung tâm, để thuyết phục người dân giải tán. Sau đó, chính quyền thành phố loan báo, dự án đã bị xếp xó vĩnh viễn.
     Những poster đã được chuẩn bị chu đáo cho thấy vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm lớn của người dân Trung Quốc. Cho dù có thể hiện tượng khí hậu bị hâm nóng còn có vẻ xa vời, nhưng những vấn đề sát sườn như chất lượng không khí xuống cấp, thực phẩm ô nhiễm…nay đã trở nên cấp thiết.
      Cuộc biểu tình vừa qua của nhân dân thành phố Qidong, đã bắt đầu một dấu hiệu biểu thị sức mạnh quần chúng đối với sự cai trị của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cuộc biểu tình dựa trên 3 quyền lợi của người dân thành phố Qidong:
• Người dân các nước phát triển có quyền và có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đại dương. Còn chúng ta, dân các nước đang phát triển cũng thế !
• Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mao chủ tịch khuyên chúng ta hướng về phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững. Đặng Tiểu Bình khuyên bám chặt vào phát triển lâu bền. Hồ Cẩm Đào khuyên nghiên cứu phát triển một cách khoa học. Nhưng còn các vị cán bộ địa phương, các vị chẳng học được gì từ những lời khuyên đó hay sao ?
• Hãy phản kháng một cách văn minh, hợp lý. Hãy bảo vệ đại dương, bảo vệ gia đình chúng ta.

2./  Những yếu điểm của các cuộc biểu tình ở Việt Nam:
      Thời gian qua, những cuộc biểu tình ở Việt Nam xãy ra với nhiều hoàn cảnh theo hiện tình đất nước: Nhà nước chiếm dụng đầt đai đưa đến dân oan biểu tình. Cán bộ địa phương cấu kết với những công ty nước ngoài giải tỏa mặt bằng đền bù không xứng đáng cũng biểu tình! Gần đây nhất là nhũng cuộc biểu tình chính đáng mà trách nhiệm của người dân trong nước và ngoài nước phải biểu tình để chống sự xâm chiếm đất đai và biển đảo của Việt Nam. Nhưng tất cả những cuộc biểu tình xãy ra ở Việt Nam , đều có những yếu điểm sau đây:
a./ Tính “An phận” vốn dĩ của dân Việt Nam:
     Người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay thường có quan niệm: Ngày hai bửa cơm no áo ấm và gia đình mạnh khỏe là thỏa nguyện rồi. Yếu điểm nầy đã và đang  giết chết những phong trào đấu tranh đòi dân chủ và tự do cho Việt Nam!
b./ Không có tinh thần đoàn kết:
     Về điểm nầy, biểu lộ rỏ ràng nhất qua những cuộc biểu tình đòi đất đai của dân oan. CSVN giải tán những cuộc biểu tình loại nầy rất dể dàng, bằng cách bắt nhốt tù vài người “ đầu đàn”,  sau đó những người còn lại tự động giải tán!
c./ Đại đa số người VN không có tinh thần quốc gia dân tộc:
      Nếu người dân Việt Nam có tinh thần quốc gia dân tộc như  người dân các nước Ai Cập, Iraq, Libya... Thì chế độ CSVN đã không còn ngự trị cho đến hôm nay. Về điểm nầy, để trả lời cho câu hỏi: Tại sao cuộc cách mạng Hoa Lài đã không ảnh hưởng đến Việt Nam, một quốc gia độc tài hơn cả những quốc gia ở Bắc Phi?! Vấn đề gần đây nhất là những cuộc biểu tình chống Trung Quốc: Xét về tinh thần quốc gia thì mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội, ngoại trừ bọn lảnh đạo CSVN bán nước, tất cả phải có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình khi có ngoại xâm. Nhưng nhìn lại những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong thời gian qua ở VN, chưa có cuộc biểu tình nào đạt con số người tham dự biểu tình lên đến 1 ngàn người!!.. Điều nầy chứng tỏ người dân VN không có tinh thần quốc gia cơ bản. Vì vậy, so sánh với các cuộc biểu tình ở các nước Bắc Phi hay ở Qidong vừa qua, vấn đề lật đỗ chế độ độc tài CSVN còn xa vời lắm!

3./ Những nguyên do chế độ CSVN chưa bị lật đỗ:
          Không như những quốc gia độc tài cai trị ở Bắc Phi: Libya, Ai Cập, Tunisia, Sirya..v..v...Việt Nam cho đến bây giờ vẫn duy trì chế độ độc tài Đảng trị, một phần lớn bởi những nguyên do sau đây:
a./ Sự trợ giúp của Việt Kiều:
     Đây là một nguồn lợi tức rất lớn cho CSVN duy trì chế độ! Theo thống kê của ban kiều hối, mỗi năm trung bình Việt Kiều ở các nước gởi về VN chính thức, khoảng từ 5 đến 8 tỷ Mỹ kim, chưa kể những khoảng tiền gởi ngoài luồng. Số tiền nầy vượt cao hơn mức thu Xuất Nhập Khẩu của quốc gia. Từ nguồn tiền của Việt Kiều gởi về, đã nâng mức sống của người dân VN tạm thời thoát khỏi cảnh nghèo đói. Do đó người dân VN  theo bản chất an phận, mặc kệ cho chế độ nào cầm quyền cũng được! Nếu tình trạng của VN giống như Miến Điện, thì cho dù lảnh đạo CSVN có lòng lang dạ sói đi nữa, cũng phải thức tỉnh trước cảnh nghèo đói của nhân dân mình mà phải thay đổi chế độ như Miến Điện hiện nay.
b./ Sự bang giao giữa Hoa Kỳ và CSVN:
        Dựa trên hiện tình đất nước VN và sự lạc hậu của chủ nghĩa cộng sản, bọn lảnh đạo CSVN đã trơ trẻn cầu xin bang giao với Hoa Kỳ nhằm bảo vệ chủ nghĩa độc tài của họ. Biết rằng trên bình diện cầu xin bang giao với một quốc gia cựu thù, là một nhục nhả của tập đoàn lảnh đạo CSVN ! Nhưng bọn lảnh đạo Hà Nội đối diện trước bối cảnh ngoại xâm từ Trung Quốc, không có con đường nào khác để lựa chọn hơn cầu viện với Hoa Kỳ. Sâu xa nữa, trong mối quan hệ bang giao khắn khít của Hoa Kỳ và CSVN, đôi bên đều có lợi. Chính vì quyền lợi của Hoa Kỳ, đúng hơn là quyền lợi của giới tư bản Mỹ, mà Hoa Kỳ lẫn CSVN đã phủ nhận sự hy sinh của mấy triệu quân binh chủng hai miền Bắc-Nam và hơn 58 ngàn lính Mỹ chết trong cuộc chiến Việt Nam!
         Riêng về phía Hoa Kỳ, xưa nay vẫn bị CSVN gán cho danh từ: Đế Quốc Mỹ.! Nghĩa là một nước lấy sức mạnh để đi xâm chiếm những nước nhược tiểu. Hoa Kỳ cũng trên danh nghĩa cầm đầu những quốc gia của khối tư bản, sao không lấy sức mạnh của mình để áp lực CSVN xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản, ngỏ hầu không phụ ơn sự hy sinh sương máu của những người lính Mỹ tham chiến VN! Và từ ở khía cạnh chính trị nầy, Việt Nam mới có tư cách vô hiệu hóa công hàm của Phạm Văn Đồng gởi cho Chu Ân Lai  ký ngày 14/9/1958. Với then chốt vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, VN có thể nhờ quốc tế giải quyết sự tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên chủ quyền của VNCH trong cuộc chiến giữa hải quân VNCH với hải quân Trung Quốc vào tháng 01/1974.
c./ Sự phân hóa của cộng đồng người Việt Quốc Gia ở hải ngoại:
         Sau ngày 30/4/1975, người dân VN chạy trốn chế độ cộng sản, định cư khắp các nước trên thế giới. Đặc biệt những quốc gia đông người Việt tỵ nạn như: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp..v.v..Người Việt tỵ nạn đã hình thành  những cộng đồng, những tổ chức, những hội đoàn, nhằm duy trì sinh hoạt văn hóa và giữ vững truyền thống dân tộc Việt Nam nơi xứ người. Giai đoạn còn thời bao cấp của chế độ CSVN, cộng đồng người Việt quốc gia (CĐNVQG) ở hải ngoại rất đoàn kết một lòng, hướng về quê nhà mong giải trừ chế độ độc tài Đảng trị của CSVN, để cho nhân dân VN thoát khỏi cảnh nghèo đói mà CSVN cho rằng là hậu quả của chiến tranh chống Mỹ cứu nước!
         Nhưng sau khi khối cộng sản Đông Âu sụp đỗ, chế độ CSVN vì muốn bảo toàn chế độ độc tài của chúng nên bọn lảnh đạo Hà Nội đưa ra chính sách mở cửa kinh tế và cho Việt Kiều về nước thăm thân nhân, với dụng ý khai thác nguồn tài chánh lớn lao của khối người Việt ở hải ngoại.. Kể từ thời điểm sau đại hội VI của đảng CSVN vào cuối năm 1986, CSVN chính thức mở cửa kinh tế để cứu vản sự nghèo đói đang đe dọa chế độ. Từ đây, một số Việt Kiều áo gấm về làng, mang tiền về VN làm ăn, đầu tư. Mấu chốt chính sách cho Việt Kiều về thăm quê nhà đã gây cho cộng đồng NVQG bắt đầu phân hóa làm hai nhóm: Hoà Hợp  và Bất Hợp.
**Hòa Hợp: Nhóm nầy tin theo lời của CSVN, khăn gói lên đường về hợp tác làm ăn với chế độ Đảng trị. Ở Úc có ông Nguyễn Trung Trực, một du học sinh VNCH, về VN mở công ty xuất nhập cảng xe hơi, rồi sau đó bị CSVN kết tội trốn thuế và tài sản bị tịch thu! Ở Mỹ thì có vài người nổi tiếng thời VNCH như Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu, cũng nghe lời dụ dỗ của CSVN, dẫn phái đoàn đoàn doanh gia về VN đầu tư phát triển kinh tế, rồi tuyên bố lếu láo chính sách Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc (HHHGDT) cho phép ông ta chỉnh trang lại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.
** Bất Hợp: Nhóm người Việt ở hải ngoại có lòng yêu nước  thành lập những tổ chức đấu tranh, mục tiêu chính là giải trừ chế độ CSVN. Những tổ chức đấu tranh của nhóm người Việt thuộc khuynh hướng Bất Hợp chủ trương ủng hộ những nhà Dân Chủ trong nước và vận động chính giới của quốc gia mình đang cư ngụ để tạo áp lực với nhà cầm quyền CSVN thực thi Dân Chủ và Nhân Quyền. Những tổ chức đấu tranh có tầm cở như: Đảng Việt Tân, Liên Minh Dân Chủ...Nhưng các tổ chức đấu tranh thuộc diện nầy dần dà bị CSVN cài đặt Việt gian vào tổ chức và làm phân hóa nội bộ thành nhiều phe! Điển hình hiện tại, Đảng Việt Tân ( tiền thân là MTTNCLLYNGPVN ), đã bị chia thành hai nhóm: Việt Tân Chệch Hướng và Việt Tân Chính Thống. Liên Minh Dân Chủ cũng không ngoại lệ! Riêng ở Nam Úc, LMDC có hai nhóm: Nhóm của ông Đỗ Văn Thư làm chủ tịch và nhóm của ông Nguyễn Văn Nam.   Chiêu thức của CSVN là tạo ra hai khuynh hướng mâu thuẩn trong CĐNVQG, nhằm làm phân hóa sinh hoạt CĐ, chủ yếu nhắm vào mục tiêu làm tê liệt hóa tinh thần chống cộng của khối người thuộc chế độ VNCH! Hay  nói đúng hơn, những tổ chức đấu tranh tự triệt tiêu nhau vì tranh giành quyền lực ảo tưởng!..
 
4./ Kết Luận:
        Qua những điểm trình bày nêu trên đây, đứng ở góc độ khách quan, con đường Dân Chủ hóa VN không hẳn còn mù khơi vạn dặm! Chủ yếu của một cuộc cách mạng hay một cuộc cải cách nào cũng cần yếu tố nhân dân. Nếu nhân dân VN ý thức được tinh thần Quốc Gia thì sớm hay muộn gì chế độ CSVN cũng bị lật đỗ. Nếu lấy Qidong của tỉnh Giang Tô bên Trung Quốc làm điểm sáng thì những cuộc biểu tình sau nầy ở VN chỉ đạt được phân nữa số người tham dự, chừng ấy bọn lảnh đạo CSVN sẽ bị nhân dân cởi trần như tên bí thư thành ủy Qidong hay bị người dân nổi dậy kéo lên từ ống cống giống như nhà độc tài Gaddafi vậy!

Nam Úc 06/8/2012
Kiều Trọng Tấn